Support Online
 
 
 

HOẢNG SỢ TRONG KHI NGỦ



 HOẢNG SỢ KHI NGỦ
 


Biều hiện lâm sàng
Hoảng sợ khi ngủ hay hoảng sợ ban đêmnhững cơn hoảng sợ và sợ hãi tột bậc về ban đêm, kết hợp với những phát âm to, vận động mạnh và hoạt động thần kinh tự  trị ( thần kinh thực vật)  tăng cao. Bệnh nhân ngồi hoặc đứng dậy, kêu thét một cách sợ hãi, thường trong phần ba đầu của giấc ngủ ban đêm, đôi khi lao ra cửa như cố gắng chạy trốn, mặc dù hiếm khi họ rời khỏi phòng. Cố gắng của những người khác nhằm tác động lên hiện tượng hốt hoảng khi ngủ, thực ra có thể dẫn đến sợ hãi hơn, bởi vì bệnh nhân không chỉ đáp ứng một cách tương đối cố gắng ấy mà có thể trở nên mất định hướng trong vài phút. Vào lúc thức giấc bệnh nhân thường không nhớ lại cơn ấy. Vì những đặc tính lâm sàng này các bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị thương trong các cơn hoảng sợ khi ngủ.
Hoảng sợ khi ngủ và miên hành  (mộng du) có liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhân tố di truyền, phát triển, thực tổn và tâm lý tất cả đều đóng vai trò trong sự phát triển của các rối loạn ấy và cả hai trạng thái đều chung những đặc tính sinh lý bệnh học và lâm sàng. Trên cơ sở nhiều điểm giống nhau của chúng gần đây hai trạng thái này được coi là thành phần của cùng một đơn thể bệnh học liên tục.
Biểu hiện cận lâm sàng
Điện não đồ đa phần là bình thường nhưng trong một số trường hợp có những hoạt động  kịch phát hoặc điện não đồ ở trạng thái kích thích.

 
Liên hệ: ThS.Bs Đinh Hữu Uân  0913511475