Support Online
 
 
 

Cai nghiện ma túy


phong kham tam than phong kham tam than


cảnh chơi thuốc lắc của "dân bay" do VietnamNet thực hiện

1. khái niệm về chất ma túy

Ma tuý là một chất gây ra cảm giác huyền ảo, kì lạ. Sau khi sử dụng ma tuý, người nghiện có cảm giác ấm vùng thắt lưng, ấm bụng, thấy người nhẽ nhõm lâng lâng như sóng lượn, hay thấy người mình thơm phức như nước hoa, khoái cảm. Quá trình liên tưởng nhanh, tái hiện dễ dàng. Các chất ma tuý có thể có sẵn trong tự nhiên như thuốc phiện, cocain hay bán tổng hợp như heroin, hay tổng hợp như amphetamin. Chúng tác động đặc biệt vào hệ thần kinh trung ương và nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến trạng thái nghiện ma tuý.
2. Các chất ma tuý.
+ Các chất ma tuý hợp pháp.
-Các chế phẩm sử dụng trong y tế
. Nhóm thuốc bình thần: Benzodiazepin (seduxen)
.Thuốc dạng thuốc phiện :morphin, codein, dolagan, methadone, Buprenorphin
. Thuốc cường thần: amphetamin, cafein
- Các chế phẩm khác: Rượu, thuốc lá, dung môi hữu cơ…
+ Các chất ma tuý bất hợp pháp.
- Thuốc phiện, heroin, cần sa.
- Các thuốc gây ảo giác và kích thích tâm thần (thuốc lắc)
. Methamphetamin
. Ecstasy (hồng phiến) còn gọi là MDMA (methylendioxymethamphetamin)
. Ketamin.
Các ma tuý tổng hợp trên gây ảo giác và kích thích vận động, vì vậy đối tượng dùng nó lắc thâu đêm suốt sáng trong một thế giới đầy ảo giác, kì ảo mà không ý thức được mình đang làm gì.
3. Cơ chế gây nghiện và phương pháp cai ma tuý.
Nghiện ma tuý là vấn đề gắn liền với lịch sử loài người. Tác dụng giảm đau và an thần của morphin đã được con người biết đến từ 4000 năm trước công nguyên, Cùng với việc ứng dụng nó trong điều trị, con người đã lạm dụng nó.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, người nghiện ma tuý là một tội phạm nhưng đồng thời cũng là một người bệnh. Do đó cần được quản lí và điều trị. Phòng chống nghiện ma tuý cần có sự hợp tác hành động của toàn thế giới. Trong mỗi một quốc gia cần có sự phối hợp cả nhiều ngành và cả cộng đồng. Vấn đề điều trị, phòng chống tái nghiện cần có vai trò đặc biệt của ngành y tế.
Nghiện ma tuý là lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ của tâm thần học. Nghiện ma tuý và rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng chất được xếp vào mục từ F10-F19 của ICD-10 (bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)
Cơ chế gây nghiện, tái nghiện (hiện tượng đói ma tuý trường diễn) là cơ chế lệ thuộc về mặt tâm lí. Những người nghiện có nhân cách đặc biệt là họ luôn thấy thiếu một cái gì đó vì vậy mà họ tìm cách lấp đầy chỗ thiếu ấy.
Nghiện ma tuý là một trạng thái nhiễm độc chất ma tuý mạn tính hay chu kì với các đặc điểm cơ bản là có nhu cầu không cưỡng lại được phải dùng chất ma tuý, không kiểm soát được tập tính sử dụng, có hiện tượng tăng dung nạp. Xuất hiện hội chứng cai khi giảm hoặc ngừng sử dụng ma tuý. Sao nhãng các thú vui và công việc vì người nghiện phải dành thời gian để sử dụng chất ma tuý và tận hưởng những cảm giác kì ảo mà ma tuý mang lại. Người nghiện ý thức được tác hại của ma tuý nhưng vẫn tiếp tục dùng.
Theo phân loại bệnh của hội Tâm thần học Mĩ (DSM-IV), hội chứng cai nghiện các chất dạng thuốc phiện gồm các triệu chứng sau: Bồn chồn, dị cảm, buồn nôn hay nôn, đau cơ bắp, chảy nước mắt, nước mũi, giãn đồng tử, vã mồ hôi, đi ỉa lỏng, ngáp, sốt, mất ngủ… Các triệu chứng này xuất hiện sau khi ngừng sử dụng ma tuý từ 6-8 giờ. Hội chứng cai (lên cơn vật) có cường độ cao nhất vào ngày thứ 2 thứ 3, giảm dần và kết thúc sau 7-10 ngày.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Nghiện ma tuý trước hết và chủ yếu lệ thuộc về tâm thần. Do bản năng cơ thể con người có thể tự điều chỉnh sự lệ thuộc về cơ thể ( hội chứng cai; lên cơn vật). Tuy nhiên hiện tượng thèm, nhớ chất ma tuý vẫn kéo dài nhiều năm (hiện tượng đói ma tuý trường diễn) nó diễn ra theo cơ chế như sau: Bộ não hàng ngày đã tiếp nhận những cảm giác kì ảo do ma tuý mang lại. Những cảm giác này lưu giữ vững chắc tại các thụ thể µ (muy), nó tồn tại tiềm tàng và thường trực trong não. Khi gặp một kích thích gợi nhớ chất ma tuý (nhìn thấy bạn nghiện, đi qua nơi từng mua thuốc) các dấu vết phản xạ đó được hoạt hoá trở lại, gây xung động thèm chất ma tuý dẫn đến thúc đẩy người nghiện quay lại dùng ma tuý. Trong điều trị nghiện ma tuý khó khăn gặp phải lớn nhất là hiện tượng đói ma tuý trường diễn.
-Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa nghiện ma tuý. Các phương pháp hiện có chủ yếu hỗ trợ người nghiện vượt qua hội chứng cai (lên cơn vật) một cách nhẹ nhàng hơn, nhằm hạn chế những biến chứng của hội chứng cai. Điều quan trọng trong  cai nghiện ma tuý là chống tái nghiện ( tỷ lệ tái nghiện hơn 90%). Trong điều trị cần phối hợp các biện pháp khác như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm và quản lí bằng pháp luật.
- Mục tiêu của cai nghiện gồm 2 mục tiêu:
+ Mục tiêu trước mắt: Điều trị hội chứng cai ( lên cơn vật)
+ Mục tiêu lâu dài: Điều trị trạng thái đói ma tuý trường diễn
3.1. Điều trị trạng thái cai (lên cơn vật) Là phương pháp điều trị ngắn ngày (1-2 tuần) nhằm hỗ trợ người nghiện có thể vượt qua hội chứng cai một cách nhẹ nhàng và tránh được các biến chứng của hội chứng cai như truỵ tim mạnh, mất nước, điện giải, co giật…
- Các phương pháp cai nghiện như sau:
. Dùng thuốc hướng thần.
. Dùng Methadone là một dạng của thuốc phiện có tác dụng thay thế ma tuý dạng thuốc phiện.
. Các phương pháp hỗ trợ khác: vật lí tị liệu, thuốc dân tộc, châm cứu,  ngồi thiền, yoga.
- Ở Việt Nam, các phương pháp cai nghiện đang được dùng là:
+ Dùng thuốc hướng thần: có tác dụng điều trị nhanh các triệu chứng của hội chứng cai như bồn chồn, lo âu, mất ngủ, dòi bò trong xương. Các thuốc hướng thần hay dùng là Seduxen, levomepromazin (tisercin), Gacdernal. Ngoài ra còn dùng một số thuốc khác có tác dụng giảm đau như paracetamol, thuốc nâng huyết áp  như heptamil, truyền dịch…
+ Dùng các bài thuốc dân tộc như: Heantos, Hufusa, Bông sen… Nhưng hiệu quả của những bài thuốc này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
3.2. Điều trị trạng thái đói ma tuý trường diễn.
Mục đích là đưa người nghiện thực sự từ bỏ ma tuý và làm giảm thiểu tác hại của người nghiện đối với cộng đồng. Đây là công việc cực kì khó khăn và đạt được rất ít hiệu quả.
Người nghiện thường có nhân cách phụ thuộc, thích trải nghiệm cái mới, luôn cảm thấy thiếu một cái gì đó và vì vậy mà họ luôn tìm cách lấp đầy chỗ thiếu ấy. Trong tư tưởng họ luôn nảy sinh xung đột, mâu thuẫn mà kết cục lại không ngã ngũ về bên nào. Hay nói cách khác, người nghiện thường thiếu ý chí, và không có chứng kiến riêng của mình vì vậy mà họ dễ bị lôi kéo bởi người nghiện khác hoặc không tự kiềm chế được cơn thèm khát ma tuý của mình do vậy họ rất dễ tái nghiện.
- Trên thế giới, điều trị trạng thái đói ma tuý trường diễn đang áp dụng các phương pháp sau:
+ Chiến lược giảm hại:
. Dùng Methadone để thay thế.
. Phát bơm kim sạch miễn phí.
+ Phương pháp đối kháng: Là dùng một chất đối vận với thụ thể µ (muy). Khi dùng chất đối kháng cho người nghiện, chất này ngay lập tức gắn kết với thụ thể µ (muy), ( thụ thể µ kết hợp với chất ma tuý gây cảm giác kì ảo). Nếu người bệnh đang dùng chất đối kháng mà dùng ma tuý thì không có cảm giác huyền ảo do ma tuý mang lại vì  thụ thể tạo ra cảm giác huyền ảo ấy đã bị chất đối kháng chiếm chỗ.
Trong khi đang dùng chất đối kháng mà người nghiện vẫn dùng ma tuý thì có thể dẫn đến tử vong do ức chế trung tâm hô hấp và tim mạch.
- Chất đối kháng có tên là Naltrexone. Hiện nay trên thị trường có nhiều biệt dược khác nhau như Abernil 50mg, Danapha-natrex 50mg. Biệt dược khác nhau nhưng tính an toàn và hiệu quả của thuốc thì như nhau.  Chỉ khác nhau về giá thành.
-  Để được dùng chất đối kháng, người nghiện phải ngừng dùng ma tuý  tối thiểu là 7 ngày.Thời gian dùng chất đối kháng ít nhất là 2 năm. Mỗi ngày  1 viên 50 mg vào một giờ nhất định trong ngày.
-Tại Việt Nam, dùng chất Methadone thay thế chưa phổ biến, vì chưa có hành lang pháp lí và kinh phí đầy đủ cho chiến dịch này. Phương pháp điều trị chống tái nghiện (đói ma tuý tường diễn) chủ yếu vẫn là dùng chất đối kháng ( Naltrexone) và các liệu pháp tâm lí.