1. Đại cương về trầm cảm sau sinh Trầm cảm sau sinh(postpartum depression) là một dạng của bệnhtrầm cảm chuyên biệt sâu của bệnh tâm thần. Ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam giới sau khi đứa con sinh ra. Các báo cáo cho thấy tỉ lệ mắc bệnh biến thiên rất rộng, từ chỉ một vài cho đến hàng chục phần trăm, nguyên nhân là do các tiêu chuẩn chẩn đoán không thống nhất ở các nước. Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%, còn theo báo cáo mới hơn tại Bệnh viện Từ Dũ con số này chỉ là 12,5% trong đó 5,3% trầm cảm thực sự. Một nghiên cứu khác cho thấy, cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé, kết quả còn phát hiện thêm rằng hơn một nửa số phụ nữ trầm cảm sau khi sinh cũng từng trải qua cơn trầm cảm trước khi có bầu và trong suốt thời gian mang thai. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ, tuy vậy đáng mừng là bệnh này đáp ứng tốt với điều trị. Bệnh còn có tên khác là Trầm cảm hậu sản,trầm cảm sau sanh. Ngoài ra ở những thời điểm đặc biệt khác của cuộc đời, phái nữ cũng có nguy cơ cao như trầm cảm trong giai đoạn tiền mãn kinh, rối loạn khí sắc liên quan đến thời kì mãn kinh.
Không còn thích thú với những thứ, hoạt động mình ưu thích trước kia
Giảm thiểu giao tiếp với người khác
Rối loạn giấc ngủ ,thường là mất ngủ
Ăn uống thất thường, thường là chán ăn, bỏ ăn
Cảm thấy yếu ớt hoặc không còn sức lực
Không chăm sóc bé, để mặc bé bị nóng, bị lạnh, bị đói
Có ý định và hành vi huỷ hoại, làm tổn thương bé
Có ý định và hành vi tự sát và chết cùng với bé
3. Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Cho đến ngày nay Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh vẫn đang nghiên cứu, nhưng một số giả thiết cho rằng do thiết hụt đột ngột nồng độ các hóc môn như estrogen, progesteron,và đặc biệt là chất serotonin giảm mạnh. 4. Điều trị. Bệnh nhân được chăm sóc một cách toàn diện, luôn có người thân bên cạnh mẹ và bé để đề phòng những hành vi tiêu cực từ người mẹ cho chính bản thân người mẹ và cho bé. Trường hợp nặng bệnh nhân cần phải được điều trị nội trú tại bệnh viện. Liệu pháp tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề căng thẳng tâm lý là bước đầu cho điều trị. Liệu pháp hoá dược (dùng thuốc đặc hiệu) là một phương pháp điều trị hiệu quả nhất bởi các thầy thuốc chuyên khoa Tâm thần.